Hoa cát đằng - Biểu tượng của một tình yêu đẹp nhưng đầy trắc trở
Cát đằng là một loài hoa đẹp, ra hoa liên tục các mùa trong năm với màu xanh rực rỡ như cánh bướm. Cát đằng không chỉ đẹp mà khi nhắc đến cát đằng, người ta sẽ nghĩ ngay đến một câu chuyện tình buồn, đầy bi kịch. Nó nhắc nhở chúng ta về một tình yêu mãnh liệt, về cả lòng vị tha và sự hy sinh của mỗi người trong tình yêu đó.
Có thể nói đến đây, chắc hẳn sẽ rất nhiều bạn sẽ muốn tìm hiểu về hoa cát đằng và muốn giải đáp thắc mắc về câu chuyện tình yêu này. Vậy hãy tiếp tục theo dõi bài viết vì shop hoa tươi Hoàng Nga sẽ giải thích những thắc mắc của các bạn ngay sau đây.
Nguồn gốc, xuất xứ và đặc điểm của hoa cát đằng
Cây hoa cát đằng có nhiều tên gọi khác nhau như: cây bông xanh, dây bông báo. Tên khoa học là Thunbergia grandiflora, tên tiếng anh là Sky flower, Blue trumpet vine. Cây thuộc họ Ô rô - Acanthaceae, có nguồn gốc từ Ấn Độ.
Cát đằng là loại cây leo, thân gỗ, phát triển nhanh, nhiều cành, nhánh mềm, sống lâu năm. Cây cát đằng đạt chiều cao lớn nhất vào khoảng 20m.
So với nhiều loại cây thân leo khác, cây cát đằng có lá rất to, dày và đầy sức sống. Lá cát đằng màu xanh đậm, lá đơn mọc trên cuống dài, đối xứng nhau. Lá có hình đa giác gần giống như lá mướp, có lông ở hai mặt lá, gân nổi rõ.
Hoa cát đằng có dạng hình ống với những cánh tràng xếp hoa dạng hoa loa kèn. Những bông hoa nhỏ xíu màu xanh tím kết thành chuỗi dài rồi sau đó dần chuyển sang màu trắng. Họng hoa có màu có màu kem sọc, vàng nhạt hoặc màu trắng.
Hoa nở buổi sáng sớm rồi dần dần cụp lại khi đêm xuống nên thường mỗi đợt hoa chơi được khá lâu. Cát đằng nở hoa tháng 5-11. Cát đằng có quả nặng với đuôi nhọn, nhẵn có màng bao dạng lưới, quả ăn được.
Sự tích hoa cát đằng
Có mấy ai ngờ rằng đằng sau những bông hoa màu xanh nhỏ xinh ấy lại ẩn chứa một câu chuyện tình yêu đầy bi kịch giữa 3 nhân vật: Cát Đằng, Tùng và Đa.
Cát Đằng là hiện thân của hoa cỏ, mang hương thơm của núi rừng. Cát Đằng lớn lên cùng Tùng - hiện thân cho sức mạnh của tự nhiên và hoang dã và chẳng hay từ bao giờ, Cát Đằng lại đem lòng yêu Tùng.
Một biến cố xảy ra khiến Cát Đằng gặp Đa. Anh khiến cô cảm thấy ngưỡng mộ, bị chinh phục và cuối cùng Cát Đằng đã đồng ý lấy Đa làm chồng. Thế nhưng sau một thời gian, Cát Đằng nhận ra mình vẫn còn tình cảm với Tùng và cô càng ngày càng héo mòn vì thương nhớ người cũ.
Về phần Tùng sau khi thấy Cát Đằng lấy Đa vì quá buồn nên chuyển đi nơi khác. Đa thương vợ nên quyết tâm đi tìm Tùng về cho Cát Đằng. Trên đường đi Đa gặp nạn suýt chết nhưng may được Tùng cứu. Còn Tùng vì cứu Đa mà mất mạng.
Cát Đằng vì quá đau lòng nên đã qua đời, hóa thân thành dây leo, gửi mình vào vách núi tìm người mình thương. Từ những dây leo mảnh khảnh nở thành những bông hoa màu xanh tuyệt đẹp. Sau này người ta gọi đó là hoa cát đằng.
Một câu chuyện tình yêu buồn nhưng lại rất giàu ý nghĩa nhân văn và lòng vị tha, làm sâu sắc thêm ý nghĩa của hoa cát đằng.
Ý nghĩa của hoa cát đằng
Hoa cát đằng là biểu tượng cho một tình yêu quảng đại và mang ý nghĩa “ đừng dồn tôi vào đường cùng”. Cũng chính vì lẽ đó mà những cặp đôi yêu nhau thường tặng nhau những dây leo hoa cát đằng trong các dịp lễ để bày tỏ thành ý của mình với đối phương.
Công dụng của hoa cát đằng
Hoa cát đằng không chỉ đẹp, cuốn hút mà nó còn có rất nhiều những công dụng khác nhau.
Tao cảnh quan sân vườn
Hoa cát đằng có dây leo mềm mại, màu xanh lãng mạn cùng mùi hương dịu nhẹ của hoa chính là lý do để nhiều người chọn loài hoa này để trang trí cho không gian nhà mình.
Chúng có thể được trồng ở những hàng rào tạo bức tường xanh tự nhiên, leo ở cổng để cổng nhà có thêm những dây leo lãng mạn hay trang trí cho ban công bằng những chùm hoa xanh xanh nhỏ xinh rủ xuống tuyệt đẹp.
Chức năng che nắng
Cây hoa cát đằng là một trong những loài cây có khả năng tạo bóng râm tốt. Tán cây rộng, lá cây to bản có khả năng che nắng rất tốt. Nhờ đặc điểm này mà nó được sử dụng để tạo vòm hoặc làm giàn leo che đi những khoảng nắng trong sân nhà hoặc các khu công viên có nhiều khoảng trống rộng.
Công dụng chữa bệnh của hoa cát đằng
Ngoài công dụng để trang trí và tạo bóng mát, cây cát đằng còn có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh cho con người Cây cát đằng còn được biết đến là loài cây có thể chữa được bỏng, hạ sốt, làm lành vết thương và khử độc.
Ở Malaysia, người ta nghiền nát lá cát đằng rồi ép nước lấy bã đắp vào vết bỏng, đứt tay hoặc đắp vào tai cho người tai điếc.
Ở Thái Lan. người ta sử dụng dây cát đằng để chế biến một loại chè được gọi là chè jeud. Loại chè này có tác dụng khử độc do thuốc lá, rượu, bia,ma túy...
Cách trồng và chăm sóc hoa cát đằng
Cây cát đằng à loài cây thân leo sinh trưởng và phát triển cực kì tốt nên cách trồng và chăm sóc cũng khá dễ dàng. Để có một dàn cát đằng tươi tốt và cho nhiều hoa đẹp, chúng ta chỉ cần lưu ý một vài điều sau:
-
Ánh sáng: Cát đằng ưa ánh sáng, chịu nắng nóng tốt nhưng vẫn có thể chịu được một phần bóng râm. Cây đặc biệt ưa thích nơi có bóng râm vào buổi chiều mùa hè.
-
Nhiệt độ: Cây cát đằng ưa khí hậu nhiệt đới, nhiệt độ vừa và cao, chịu hạn rất kém. Vào mùa đông cây thường rụng hết lá và lụi dần đi, đến mùa xuân thì phát triển trở lại.
-
Đất trồng: Cây cát đằng không kén đất, thậm chí cây có thể sống được ở đất khô cằn, sỏi đá tuy nhiên cây sẽ phát triển chậm. Nếu được trồng ở nơi đất tốt và màu mỡ thì cây sẽ phát triển cực kì mạnh.
-
Bón phân: Dây cát đằng phát triển mạnh, lá to và nhiều nên cần rất nhiều dinh dưỡng để lớn. Để cây cát đằng phát triển tốt, bạn nên bón phân cho cây mỗi tháng một lần các loại phân như phân hữu cơ, phân vi sinh, phân vi lượng,...
-
Tưới nước: Cát đằng là loài cây chịu hạn tốt, chịu úng lụt kém nên không cần tưới nước quá nhiều và thường xuyên.
Mùa hè hoặc mùa khô nên tưới từ 1 đến 2 lần một tuần, mỗi lần tưới tối thiểu 1 lít nước vì cây thoát nước nhanh qua lá. Mùa mưa thì không cần tưới nước. Nếu trồng trong đất thì lại càng hạn chế tưới nước hơn trồng ở bồn, chậu.
Shop Hoàng Nga xin mách nhỏ với bạn rằng người ta thường trồng cát đằng bằng hình thức giâm cành vì cây sẽ lên nhanh và cho hiệu quả hơn các hình thức trồng khác. Nếu trồng bằng hạt sẽ mất khá nhiều thời gian, ra hoa chậm và tỉ lệ nảy mầm khá thấp.
Đánh giá của bạn